- Người cập nhật: @Leduyhiep
- Mục tiêu: Nắm vững quy trình TikTok định danh nhà quảng cáo, quy trình xét duyệt và phương án để giải quyết vấn đề spam actor và bad actor.
- Disclaimer: Đây là kiến thức dựa trên kinh nghiệm thực chiến mà LDH Media đang áp dụng. Phần này sẽ không đảm bảo 100% giải quyết vấn đề. Tùy thuộc vào mức độ vi phạm trước đó và cách vận dụng khác nhau thì sẽ tạo ra kết quả khác nhau.
- Thông tin quản lý
- Business name (Tên doanh nghiệp): Mỗi brand hoặc Advertisers khi sử dụng tài khoản ở LDH Media sẽ được setup đúng với tên doanh nghiệp trên giấy phép kinh doanh (Tổ Chức) hoặc đúng với tên trên CCCD (cá nhân)
- Email: Đăng ký sử dụng ads manager
Đây sẽ là 2 yếu tố quan trọng để TikTok có thể quản lý Advertisers, Tuy nhiên TikTok không phải chỉ căn cứ vào 2 yếu tố này để đưa ra quyết định trừng phạt đối với nhà quảng cáo có lịch sử black mà sẽ có nhiều yếu tố khác nữa…
- Dấu hiệu nhận biết lỗi spam actor & bad actor
- Lỗi thông báo: This account has been suspended due to suspicious or unusual activity or a violation of our ad policy.Suspension end date: Suspension permanent (Tài khoản này đã bị tạm ngưng do hoạt động đáng ngờ hoặc bất thường hoặc do vi phạm chính sách quảng cáo của chúng tôi. Ngày kết thúc tạm ngưng: Đình chỉ vĩnh viễn)
- Thời gian suspension: Vĩnh viễn (không có tình trạng khóa theo ngày, theo tháng)
- Vừa nhấn “Submit” ads đổi luôn trang thái Active => suspension
- Ads chạy total chưa tới 500$, không nhận bất cứ thông báo từ chối quảng cáo chuyển trạng thái account từ Active => suspension
- Giải thích lỗi spam actor & bad actor
3.1 Lỗi spam actor (kỹ thuật quảng cáo)
- Một source creative (video/trang đích) được sử dụng chạy trên nhiều tài khoản quảng cáo khác nhau nhưng không khác nhau về target và submit ads lên một thời điểm gần nhau.
- Một source creative được sử dụng trên một tài khoản quảng cáo sử dụng cho nhiều ad group giống nhau về target & submit ads lên một thời điểm gần nhau.
- Submit ads vi phạm chính sách quảng cáo TikTok số lượng lớn, được TikTok phát hiện ra
Giải thích:
- Khi lên nhiều quảng cáo giống nhau hoặc gần giống nhau nhưng không khác nhau về target trên cùng một thời điểm gần nhau thì dẫn đến người dùng TikTok có khả năng thấy quảng cáo một cách nhiều lần nhưng không khác nhau về creative. Việc này dẫn đến trải nghiệm người dùng trên TikTok kém đi, người dùng lên TikTok để giải trí nhưng không còn được giải trí. Đứng vai trò người dùng là tài sản thì TikTok sẽ bảo vệ người dùng và bắt buộc trừng phạt nhà quảng cáo có hành vi spam quảng cáo làm ảnh hưởng đến người xem trên TikTok
- khi một lỗi nặng được phát hiện có số lượng quảng cáo nhiều thì cũng sẽ đánh vào lỗi spam
3.2 Lỗi bad actor ( liên quan tới lịch sử người dùng)
- Nhà quảng cáo có lịch sử chưa thanh toán tiền quảng cáo cho TikTok
- Nhà quảng cáo có lịch sử vi phạm chính sách quảng cáo với tần suất lớn đã bị trừng phạt trước đó
- Nhà quảng cáo có hành vi spam actor đã bị trừng phạt trước đó
- Mẫu quảng cáo bị người dùng report với tần suất lớn đã bị trừng phạt trước đó
- Quy trình TikTok trừng phạt
4.1 Lỗi spam actor
Tik Tok dựa vào đâu để bắt lỗi spam actor?
- Hiện tại theo policy từ TikTok thì không có quy định một mẫu quảng cáo được phép lên bao nhiêu nhóm quảng cáo. Tuy nhiên TikTok sẽ dựa vào số lượng quảng cáo của một mẫu creative trên tệp audience target để bắt nhà quảng cáo vi phạm. Cụ thể có thể hiểu là một mẫu creative trên các ad group hoặc trên account giống nhau về audience.
4.2 Lỗi bad actor
TikTok sẽ căn cứ vào các yếu tố sau đây (bao gồm nhưng không giới hạn) để có thể nhận diện ra một nhà quảng cáo bad actor:
- Email: đăng ký tài khoản quảng cáo đã vi phạm
- Thiết bị, IP mạng: nhà quảng cáo sử dụng
- Kênh TikTok: có liên kết với tài khoản quảng cáo vi phạm
- Tên doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp đăng ký tài khoản & thông tin doanh nghiệp khi giới thiệu trên trang đích liên quan tới tài khoản quảng cáo vi phạm
- Tên miền: dùng để hoạt động trang đích đã vi phạm
- Video: sử dụng chạy ads đã bị trừng phạt
- Trang đích: sử dụng chạy ads đã bị trừng phạt
- Cách khắc phục lỗi spam actor & bad actor
5.1 Lỗi spam actor
- Hạn chế tối đa việc chạy 1 mẫu creative lên nhiều tài khoản quảng cáo khác nhau
- Mỗi lần lên quảng cáo nên lên từ 3-5 nhóm quảng cáo, ưu tiên thay đổi target ở các nhóm và mỗi nhóm ưu tiên có khoản 3-5 mẫu quảng cáo khác nhau.
- Khi chạy với số lượng quảng cáo lớn không nên nhân nhiều quảng cáo trong cùng 1 khung giờ, mà cần tách khung khác nhau để lên
- Các nhóm chạy test với số mức spending từ vài nghìn đến vài trăm nghìn không có đem lại kết quả tốt mà chúng ta đã hành động OFF trước đó thì nên xóa bỏ để tránh trường hợp TikTok đánh giá trước đó chúng ta đã có quá nhiều quảng cáo.
- Các nhóm quảng cáo bị từ chối phải có phương án để giải quyết (kháng nghị hoặc liên hệ đội ngũ support để được hỗ trợ). Nghiêm cấm hành vi “chày cối” lên lại dẫn đến tài khoản bị “cảnh báo” và khóa tài khoản quảng cáo vĩnh viễn
- Một nhà quảng cáo nên sử dụng ít nhất là 1 và tối đa là 5 tài khoản cho 1 sản phẩm dịch vụ, không nên lạm dụng quá nhiều tài khoản quảng cáo để vô tình rơi vào lỗi spam actor cộng với việc data bị phân tán ở nhiều tài khoản khác nhau sẽ khó tối ưu hơn khi chạy ít tài khoản quảng cáo.
5.2 Lỗi bad actor
Căn cứ vào quy trình trừng phạt từ TikTok thì chúng ta phải làm white (làm sạch) hết các yếu tố mà TikTok có thể “quét” để đưa ra quyết định trừng phạt, bạn cần làm đồng thời hết tất cả các yếu tố này thì nó mới “có thể” chạy quảng cáo trở lại. Ở đây có 2 mục bạn cần làm new lại toàn bộ:
– Nội dung: Video và trang đích
– Môi trường:Thiết bị/IP mạng, mail, Kênh Tik Tok, tên doanh nghiệp, tên miền…
5.2.1 5.2.2 Trường hợp lỗi bad actor ở cấp độ nhẹ, TikTok chưa đã giới hạn nhà quảng cáo mới cho brand đó
- Thiết bị / IP mạng: thay đổi theo hướng dẫn (*)
- Email: đăng ký một email mới hoàn toàn chưa từng đăng ký ads manager hoặc Kênh TikTok có lịch sử vi phạm (email mới không dính dáng thông tin gì đến mail cũ bao gồm: số điện thoại đăng ký, email khôi phục..). Sau đó đăng ký tài khoản ads manager (ads.tiktok.com) bằng mail này trên hồ sơ thiết bị mới ở hướng dẫn (*).
- Kênh TikTok: một là tạo kênh mới trên thiết bị mới, hai là phải đảm bảo đá hết các liên kết với tài khoản đã bị trừng phạt ra khỏi kênh Tik Tok đó
- Tên doanh nghiệp: Thay đổi thông tin đăng doanh nghiệp khi đăng ký tài khoản quảng cáo, thay đổi thông tin doanh nghiêp ở trang đích như tên, hotline, website, mail lưu ý tên bắt buộc trùng với tên doanh nghiệp đăng ký tài khoản quảng cáo
5.2.2 Nội dung quảng cáo
- Tên miền: sử dụng tên miền mới hoàn toàn
- Video quảng cáo: dùng video mới hoặc edit khác trên 50% -80%, lưu ý có thông tin doanh nghiệp thì phải thay đổi cho giống thông tin đăng ký tài khoản và thông tin ở trang đích và đảm bảo đúng policy TikTok
- Trang đích: nội dung cần fix khác trên 80% nội dung cũ đã bị trừng phạt trước đó (bao gồm hình ảnh, màu sắc, cấu trúc, text, voice)
Hướng dẫn thay đổi thiết bị (*)
Công dụng:
- Tách và cố định thiết bị, tạo ra môi trường sạch không liên quan tới môi trường có lịch sử đã từng bị đình chỉ tài khoản quảng cáo: Lưu ý: xóa cookie ở trình duyệt cũ => đăng nhập hết kênh / business center & ads manager ở trình duyệt mới.
- Thay đổi được: hệ điều hành, phiên bản hệ điều hành, trình duyệt, cấu hình proxy, múi giờ, vị trí, user agent, ngôn ngữ….
Hướng dẫn:
- B1: đăng ký khoản MKT.city tại đây
- B2: mua proxy V4 tại Data Center theo hướng dẫn như hình
- B3: Tải và cài đặt phần mền Tại đây
- B4: Vào phần mền MKT.city, đăng nhập TK&MK đã đăng ký ở B1
- B5: Tạo hồ sơ setup như hình
Đặt tên: làm sao để dễ quản lý
Điều chỉnh hệ điều hành, phiên bản HĐH, trình duyệt theo ý muốn
Chọn Proxy MKT token
Coppy token của proxy đã mua
dán vào phần token => click vào nút kiểm tra
Lưu ý: Check phần múi giờ và vị trí có đúng với proxy ở quốc gia mình đã mua không
Chọn theo ý muốn và bấm “TẠO HỒ SƠ”
Truy cập vào hồ sơ sử dụng
Check lại location có đúng với quốc gia / múi giờ mà mình đã mua và setup trước đó không, thông thường thì mình sẽ chọn quốc gia là Việt Nam luôn để đúng location + đơn vị tiền tệ đang sử dụng
Lưu ý: Phần này có thể sử dụng các phần mền khác miễn sao giải quyết vấn đề thiết bị và ip mạng là được không nhất thiết phải dùng MKT.city
5.2.2 Trường hợp lỗi bad actor ở cấp độ nặng, TikTok đã giới hạn nhà quảng cáo mới cho brand đó
- Đối với trường hợp này chúng ta cũng tiến hành áp dụng giải pháp như mục 5.2.1 + kết hợp sử dụng tài khoản đã có chi tiêu trước đó
- Tài khoản có chi tiêu > 500$
Đối với tình trạng này thì TikTok đã chính thức giới hạn nhà quảng cáo mới chạy cho sản phẩm / dịch vụ đó nên bắt buộc chúng ta phải đóng vai nhà quảng cáo cũ thì mới có thể triển khai quảng cáo được, các tài khoản quảng cáo cũ đã phát sinh chi tiêu thì tốc độ quét sẽ ít và chậm hơn tuy nhiên nó vẫn không hoàn toàn né tránh hết 100% nếu chúng ta không áp dụng đúng mục 5.2.1 và vận hành quảng cáo đúng với policy của TikTok.
- Lời khuyên
- Nắm vững policy TikTok [Link]
- Sáng tạo nội dung mới liên tục [Link]
- Quy định số lượng quảng cáo trên tài khoản quảng cáo [Link]
- Phát sinh lỗi phải phối hợp với đội ngũ Agency hoặc đội ngũ TikTok xử lý triệt để
- Đối với các nhóm quảng cáo có spend từ 0đ – vài trăm nghìn đ (nhóm test) không đem lại hiệu suất nên xóa đi để giảm số lượng nhóm quảng cáo hiện có trên tài khoản
- Đối với các nhóm thực sự vi phạm không thể kháng cáo bắt buộc xóa hết 100%, lưu ý các nhóm có nội dung giống nhau với nhóm vi phạm nhưng chưa bị reject nên xóa triệt để tránh việc hệ thống quét và đánh lỗi spam
- Cuối cùng Brand & Advertisers cần chủ động phòng ngừa. Không để khi bị mắt lỗi mới tìm kiếm giải pháp.