1. Content Pillar và Content Angle là gì?
Content Pillar và Content Angle là hai khái niệm quan trọng trong chiến lược content marketing, giúp doanh nghiệp xây dựng một hệ thống nội dung mạch lạc, đồng bộ và thu hút người đọc.
- Content Pillar (nội dung trụ cột): Là các chủ đề trọng tâm mà bạn muốn tập trung và mong muốn khán giả nhận diện trên mạng xã hội. Phần lớn người sáng tạo thường kết hợp một vài trụ cột này làm nền tảng cho chiến lược nội dung của họ. Những trụ cột này giúp bạn định hình “dấu ấn cá nhân” trong mắt khán giả và tạo ra một hình ảnh nhất quán khi nội dung của bạn được nhắc đến.
- Content Angle (góc nhìn nội dung): là cách tiếp cận riêng để một bài viết nổi bật trên công cụ tìm kiếm và hấp dẫn một nhóm đối tượng cụ thể. Đây là việc diễn giải các nghi vấn ngắn, thường không rõ ràng, để nắm bắt và đáp ứng nhu cầu ngầm của người dùng. Với góc nhìn độc đáo, nội dung của bạn sẽ thu hút đúng đối tượng, giúp vượt trội hơn so với các trang khác cùng từ khóa.
2. Tại sao Content Pillar và Content Angle lại quan trọng?
2.1 Content Pillar
Xây dựng content pillar giúp người sáng tạo đạt được nhiều mục tiêu. Trên các nền tảng như Twitter hay TikTok, nội dung thường được phân loại qua công cụ tìm kiếm. Khi xác định và sản xuất nội dung theo các trụ cột cụ thể, bạn sẽ kiểm soát tốt hơn cách mình xuất hiện, đảm bảo phù hợp với các danh mục và từ khóa liên quan.
Content pillar phép bạn dễ dàng theo đuổi những mục tiêu này trong quá trình sáng tạo. Chúng cũng là nguồn cảm hứng liên tục, giúp bạn duy trì dòng ý tưởng đều đặn và nhất quán khi đã xác định rõ định hướng nội dung của mình.
2.2 Content Angle
Với lượng lớn nội dung có sẵn trực tuyến, việc nổi bật là một thách thức. Tuy nhiên, xâu dựng được Content Angle độc đáo có thể làm cho nội dung của bạn khác biệt, giúp thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu. Ngoài ra, khi nội dung được xây dựng theo quy tắc Content Angle sẽ cụ thể phù hợp với sở thích và nhu cầu của khán giả, nó sẽ trở nên ý nghĩa và có giá trị hơn đối với họ.
3. Cách xây dựng Content Pillar hiệu quả
Đánh giá sở thích của bạn: Xác định các chủ đề bạn có đam mê và hiểu biết. Đây là lúc phương pháp “Out → In” và “In → Out” phát huy tác dụng.
- Out → In: Bắt đầu từ những chủ đề rộng mà bạn quan tâm, rồi đào sâu để tìm một ngách cụ thể. Ví dụ, nếu bạn thích trang điểm, bạn có thể chọn “son môi handmade” làm ngách của mình.
- In → Out: Nếu đã có ý tưởng cụ thể, hãy tìm chủ đề rộng hơn mà ý tưởng của bạn thuộc về. Phương pháp này giúp bạn khám phá một phạm vi rộng hơn để dễ dàng sáng tạo trong tương lai.
Nghiên cứu ngách đã chọn: Hiểu rõ mối quan tâm của đối tượng mục tiêu và xem xét các chủ đề tương tự đang được khai thác. Xác định các khoảng trống nội dung hoặc góc độ độc đáo mà bạn có thể phát triển.
Lên ý tưởng nội dung: Đảm bảo các chủ đề bạn chọn luôn phù hợp, tránh thay đổi quá nhiều. Dù các chủ đề thịnh hành có thể tạo ra tương tác tạm thời, các trụ cột nội dung cần thể hiện mục tiêu dài hạn của bạn.
Xây dựng trụ cột nội dung: Tạo 3-5 trụ cột nội dung chính như “thân cây,” từ đó bạn có thể mở rộng với nhiều nhánh khác nhau qua các chủ đề, câu hỏi, và phân tích.
Lập ngân hàng nội dung: Cho mỗi trụ cột, xây dựng ngân hàng ý tưởng bài viết, video, hoặc bài đăng để đảm bảo nguồn nội dung dồi dào.
Tương tác và phân tích hiệu suất: Tương tác với khán giả để hiểu phản ứng của họ và điều chỉnh khi cần. Theo dõi chỉ số để tối ưu hóa chiến lược dựa trên chủ đề đang thu hút sự quan tâm.
Đa dạng hóa nội dung: Dùng các trụ cột làm nền tảng để mở rộng nội dung trên nhiều định dạng như blog, video, podcast, và mạng xã hội.
Liên tục tối ưu trụ cột nội dung: Cập nhật và điều chỉnh trụ cột dựa trên dữ liệu và phản hồi từ khán giả để giữ cho chúng luôn phù hợp và hấp dẫn.
Với cách tiếp cận có cấu trúc này, bạn tạo nên một câu chuyện nhất quán, hấp dẫn đối tượng mục tiêu và làm nổi bật thương hiệu của mình trên không gian mạng.
4. Tạo Content Angle độc đáo cho từng Content Pillar
Xác định ý định tìm kiếm cho từ khóa chính của bạn
Khi tạo nội dung, hãy đặt mình vào vị trí của khán giả để hiểu rõ những gì họ đang tìm kiếm. Điều này đòi hỏi bạn phải nghiên cứu từ khóa chính, từ khóa phụ và các từ khóa liên quan đến chủ đề. Sau khi đã nghiên cứu và chọn được từ khóa mục tiêu, bạn có thể xác định góc độ nội dung phù hợp. Mỗi từ khóa về một chủ đề có thể mang ý định tìm kiếm khác nhau như sau:
- Ý định thông tin: Tìm kiếm thông tin, mẹo, các bước hoặc nội dung giáo dục.
- Ý định điều hướng: Tìm đến trang web hoặc nền tảng cụ thể.
- Ý định thương mại: Tìm kiếm các sản phẩm/dịch vụ có sẵn trong một lĩnh vực cụ thể.
- Ý định giao dịch: Người dùng chuẩn bị thực hiện hành động, ví dụ: mua hàng hoặc hoàn tất hành trình mua sắm.
Ví dụ, từ khóa “Kem nền” có thể mang ý nghĩa khác nhau dựa trên ý định của người dùng. Nếu ai đó tìm kiếm “cách dùng kem nền dành cho da khô” họ có ý định thông tin và mong muốn hướng dẫn chi tiết cách sử dụng. Ngược lại, khi tìm kiếm “Mua kem nền tone trắng ” người dùng có ý định giao dịch và đang muốn mua sản phẩm. Content Angle trong trường hợp này nên tập trung vào các trang sản phẩm, cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết để người dùng đưa ra quyết định mua sắm.
Viết theo giọng văn độc đáo
Không chỉ thông điệp mà cách truyền tải cũng là yếu tố quyết định sự khác biệt. Giả sử bạn muốn viết về việc “lật tẩy lầm tưởng về son dưỡng có màu gây thâm môi” cụ thể là quan niệm dùng son dưỡng có màu sẽ làm thâm môi. Bạn có thể viết như sau:
- “Dùng son dưỡng có màu là thâm môi? Sai lầm! Đây chỉ là một trong những quan niệm thiếu căn cứ.”
Hoặc bạn có thể viết: “Một trong những lầm tưởng phổ biến về son dưỡng có màu là dùng sẽ gây thâm môi. Thực ra, thương hiệu của các dòng son dưỡng có màu mới chính là thứ bạn nên tìm hiểu trước khi sử dụng, chứ đa số son dưỡng có màu trên thị trường hiện nay chỉ làm mọng môi hoặc gây kích ứng chứ không làm thâm môi”
5. Ứng dụng Content Pillar và Content Angle trong từng loại hình nội dung
Blog và Bài viết SEO
Các bài viết SEO nên được tổ chức xung quanh một content pillar rõ ràng, ví dụ, bạn xây dựng chủ đề “Cách tăng doanh thu với Digital Marketing”, sau đó tạo các bài viết nhỏ hơn như “SEO là gì?”, “Social Media Marketing”, hoặc “Cách sử dụng Google Ads”.
Ebook và Whitepaper
Ebook và Whitepaper cung cấp thông tin chuyên sâu về một chủ đề, thường dựa trên content pillar chính và mở rộng nội dung theo nhiều content angle khác nhau để bao phủ mọi khía cạnh quan trọng.
Nội dung trên mạng xã hội
Content pillar trong trường hợp này có thể là một chủ đề lớn như “Bí quyết make up thành công”, còn các content angle sẽ là các bài đăng ngắn hoặc video giải thích các yếu tố khác nhau liên quan đến chủ đề chính, như “Kỹ năng đánh nền”, “Cách đánh son theo dáng môi”, v.v.
6. Các ví dụ về Content Pillar và Content Angle trong thực tế
Ví dụ 1: Content Pillar “Digital Marketing”
- Content Angle 1: “Cách tối ưu SEO cho người mới bắt đầu” – cung cấp hướng dẫn cơ bản.
- Content Angle 2: “Chiến lược Social Media Marketing giúp tăng doanh thu” – tập trung vào mạng xã hội.
- Content Angle 3: “Các xu hướng mới trong Digital Marketing 2024” – phân tích các xu hướng mới.
Ví dụ 2: Content Pillar “Content Marketing cho doanh nghiệp nhỏ”
- Content Angle 1: “Cách viết nội dung hấp dẫn mà không tốn kém”
- Content Angle 2: “Tận dụng các công cụ miễn phí để làm content marketing”
- Content Angle 3: “Những sai lầm cần tránh trong content marketing”
Xem thêm: Lợi Ích Của Website: Tăng Cường Thương Hiệu Và Đột Phá Doanh Số Trong Thời Đại Số
7. Lợi ích lâu dài của việc xây dựng Content Pillar và Content Angle
Tăng lưu lượng truy cập trang web
Việc xây dựng các content angle xoay quanh những content pillar không chỉ giúp bạn tạo ra những bài viết với chủ đề đa dạng mà còn phục vụ được nhiều nhóm đối tượng độc giả khác nhau. Điều này giúp mở rộng phạm vi tiếp cận, thu hút lượt truy cập từ nhiều kênh khác nhau, từ đó tạo ra một dòng lưu lượng truy cập ổn định và liên tục.
Nội dung phong phú và có sự liên kết chặt chẽ giữa các trụ cột giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy thông tin mà họ đang tìm kiếm, đồng thời giúp tăng khả năng xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm nhờ tính liên kết nội bộ mạnh mẽ.
Tăng khả năng chia sẻ và tương tác
Một trong những yếu tố quan trọng giúp nội dung lan tỏa là khả năng chia sẻ từ người dùng. Nội dung được xây dựng từ những góc độ (content angle) mới mẻ và sáng tạo thường dễ dàng thu hút sự chú ý và tạo được ấn tượng sâu sắc với độc giả. Khi người dùng cảm thấy nội dung thú vị, giá trị và dễ tiếp cận, họ sẽ sẵn sàng chia sẻ với bạn bè, đồng nghiệp hoặc cộng đồng của họ. Điều này không chỉ giúp tăng mức độ tương tác mà còn giúp mở rộng phạm vi tiếp cận của nội dung một cách tự nhiên và hiệu quả.
Xây dựng thương hiệu uy tín
Content pillar đóng vai trò như nền tảng vững chắc cho chiến lược nội dung dài hạn, giúp doanh nghiệp khẳng định chuyên môn và vị thế trong ngành. Những bài viết, bài blog, video hay tài liệu được xây dựng dựa trên những content angle thú vị và có chiều sâu không chỉ làm phong phú thêm nội dung mà còn chứng tỏ doanh nghiệp của bạn luôn đi đầu trong việc cung cấp thông tin có giá trị.
Điều này giúp xây dựng lòng tin với khách hàng và củng cố uy tín của thương hiệu. Thực tế, một chiến lược nội dung vững mạnh và đồng nhất sẽ làm tăng sự tin tưởng từ khách hàng, từ đó thúc đẩy họ quay lại và sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn trong tương lai.
8. Các công cụ hỗ trợ xây dựng Content Pillar và Content Angle
Sử dụng các công cụ giúp tối ưu hóa quy trình tạo content pillar và content angle:
- Ahrefs và SEMrush: Hỗ trợ phân tích từ khóa và tìm kiếm các từ khóa phụ liên quan.
- BuzzSumo: Tìm hiểu xu hướng nội dung và phân tích các chủ đề hot trên mạng xã hội.
- Google Trends: Xem các chủ đề đang thịnh hành và dự đoán các nội dung phổ biến.
9. Các lưu ý khi áp dụng Content Pillar và Content Angle
- Duy trì sự thống nhất trong thông điệp
Khi xây dựng nội dung từ các góc độ khác nhau, điều quan trọng là giữ vững thông điệp cốt lõi của thương hiệu. Dù bạn tiếp cận vấn đề từ nhiều góc nhìn, hãy đảm bảo thông điệp xuyên suốt và không bị lệch hướng, tránh làm nội dung trở nên thiếu nhất quán hoặc làm loãng giá trị mà thương hiệu muốn truyền tải. - Đo lường và đánh giá hiệu quả
Để tối ưu hóa chiến lược nội dung, hãy đo lường hiệu quả của từng content angle thông qua các công cụ phân tích như Google Analytics, các nền tảng mạng xã hội, hoặc công cụ SEO. Dựa vào dữ liệu thu thập được, bạn sẽ hiểu rõ hơn về mức độ tương tác của khán giả với từng góc độ nội dung, từ đó điều chỉnh và tối ưu hóa nội dung sao cho phù hợp với sở thích và nhu cầu của đối tượng mục tiêu.
- Sáng tạo và linh hoạt
Nội dung cần được làm mới liên tục để giữ chân khán giả và duy trì sự thu hút. Hãy không ngừng sáng tạo và thử nghiệm những content angle mới mẻ, mang lại cách tiếp cận độc đáo và khác biệt. Điều này giúp đảm bảo rằng nội dung luôn hấp dẫn, tạo ấn tượng lâu dài và giúp thương hiệu nổi bật trong bối cảnh cạnh tranh.
Xem thêm: Top 6 Phần Mềm SEO Web Miễn Phí Giúp Website Của Bạn Lên Top Nhanh Chóng
Kết luận
Content Pillar và Content Angle không chỉ là hai yếu tố cơ bản trong chiến lược content marketing mà còn là nền tảng để xây dựng một hệ thống nội dung mạnh mẽ, hiệu quả. Một chiến lược nội dung thành công sẽ giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng, tăng lưu lượng truy cập và cải thiện hiệu quả SEO.
Trong thế giới nội dung đầy cạnh tranh hiện nay, biết cách xây dựng và áp dụng content pillar cùng với các content angle sáng tạo sẽ giúp bạn tạo nên một chiến lược toàn diện, mang lại giá trị lâu dài cho thương hiệu của bạn.